Phun môi là phương pháp làm đẹp không ít người quan tâm. Tuy nhiên hiện tượng mưng mủ sau khi phun khiến nhiều chị em lo ngại cách giải quyết. Vậy có phải ai phun môi cũng bị mưng mủ không và phun môi bị mưng mủ phải làm sao?
Phun môi bị mưng mủ, phồng rộp
Phun môi là kỹ thuật phủ màu lên bề mặt môi bằng cách sử dụng mũi kim siêu nhỏ, đi nhẹ nhàng trên môi với độ sâu không quá 0.2mm. Với những tác động nhỏ này, rất ít các trường hợp bị đau rát hay ảnh hưởng gì đến sức khỏe sau phun. Tuy nhiên, trên thực tế, có rất nhiều trường hợp môi bị sưng mủ, phồng rộp. Vậy nguyên nhân của hiện tượng này là do đâu?
Phương pháp cũ hay còn gọi là xăm môi sử dụng kim xăm thô và rất khó điều chỉnh lực đi kim cũng như tạo ra các vết đâm to hơn do điều chỉnh bằng tay. Điều này gây ra các vết thương hở, tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập vào dễ dàng hơn và gây nên tình trạng mưng mủ.
Tay nghề của chuyên viên phun xăm kém dẫn đến phun môi mưng mủ
Với những kỹ thuật viên tay nghề kém, chưa quen tay sẽ dẫn đến việc đi kim quá mạnh, chệch gốc hay quá nhanh cũng sẽ gây tổn thương trên da. Điều này sẽ khiến môi dễ xuất hiện tình trạng mưng mủ và phồng rộp sau phun.
Xem thêm: Phun môi thẩm mỹ công nghệ Hàn Quốc
Không vệ sinh kỹ dụng cụ phun xăm sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập, không những gây nên tình trạng mưng mủ, phồng rộp mà còn là nguyên nhân của các bệnh truyền nhiễm khác.
Sử dụng mực phun xăm không rõ ràng nguồn gốc, kém chất lượng cũng ảnh hưởng lớn đến kết quả lên màu của môi. Tệ hơn là gây ra một số triệu chứng như mưng mủ sau phun do môi bị nhiễm trùng.
Mực phun không đạt chuẩn, môi mưng mủ
Thói quen dùng tay cạy, bóc những mảng môi mà không để chúng bong tróc một cách tự nhiên, hoặc không dưỡng môi, kiêng khem đồ ăn, ăn uống vô tội vạ thì các hiện tượng viêm nhiễm cũng rất dễ xảy ra.
Có thể thấy rằng, không phải ai phun môi cũng bị mưng mủ, phun môi bị mưng mủ thường xuất hiện khi mắc phải một trong những sai lầm trên. Vậy phun môi bị mưng mủ phải làm sao? Đâu là cách khác phục tốt nhất?
Khách hàng phun môi gặp tình trạng mưng mủ thường có thắc mắc chung là xăm môi bị mưng mủ dùng thuốc gì? Tuy nhiên, nếu đang trong trường hợp này thì bạn nên liên hệ trực tiếp với cơ sở thực hiện xăm môi cho bạn để đưa ra cách giải quyết tốt nhất chứ tuyệt đối không nên tự ý bôi thuốc vì có thể hành động này còn dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng hơn.
Dưỡng ẩm giúp môi sau phun xăm không bị mưng mủ
Để phòng tránh việc phun môi bị mưng mủ, trước tiên bạn cần lưu ý đến những nguyên nhân dẫn đến tình trạng tình đã được chúng tôi liệt kê ở trên. Lưu ý lựa chọn các cơ sở thẩm mỹ uy tín, tay nghề cao để đảm bảo chất lượng công nghệ, mực phun cũng như tay nghề của chuyên viên.
Nếu như đã gặp phải tình trạng phun môi mưng mủ, bạn cần đến các cơ sở thẩm mỹ để được thăm khám và thực hiện một số bước khắc phục như sau:
Bước 1: Thăm khám tình trạng nhiễm trùng thực tế của môi khách hàng như thế nào.
Bước 2: Vệ sinh môi và bôi thuốc (thông thường sẽ sử dụng acyclovir).
Bước 3: Cấp kháng sinh và dặn dò lịch bôi thuốc/uống thuốc cho khách hàng.
----------------------
Viện thẩm mỹ Y khoa Dr.Lena
Địa chỉ: Số 42 Nguyễn Tất Thành, Xã Định Trung, Thành Phố Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc.
Số điện thoại: 0961 096 599 | 0978 443131
Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCFWSppyVsfpb6v7XopE2OmA
Facebook: https://www.facebook.com/drlena.vn
Bình luận