Sao tôi thấy tàn nhang và nám da không có gì khác nhau nhỉ? Vậy làm thế nào để phân biệt chúng?
  • Trần Ánh Dương
    Trần Ánh Dương
    Chia sẻ
    Báo cáo xấu

    Điểm khác biệt giữa tàn nhang và nám da như sau:

    Tàn nhang và nám da có vị trí xuất hiện khác nhau. Tàn nhang không chỉ xuất hiện trên mặt mà còn có thể ở cánh tay, lưng và chân; còn nám da thì chỉ xuất hiện trên mặt.

    Hơn thế, ban đầu tàn nhang chỉ là những đốm nhỏ màu đỏ, sau đó do tác động của ánh nắng sẽ trở thành những mảng đậm màu.

    Nám da:

    Là chứng tăng sắc tố có tính cục diện và tăng dần theo tuổi, còn gọi là đốm bướm, đốm thai kỳ hay đốm gan… Những loại này đều là một chứng bệnh, tùy theo hình dạng, giai đoạn tuổi tác mà có tên gọi khác nhau.

    1. Nám xuất hiện ở phần gò má và quanh miệng, đối xứng tạo thành hình cánh bướm nên được gọi là “đốm bướm” hay “nám cánh bướm”.
    2. Ban đầu giống như vết bẩn, dần dần đậm hơn, sau đó chuyển thành màu nâu nhạt hoặc nâu đậm, làm cho da không đều màu và trông kém thẩm mỹ.
    3. Không có kích thước nhất định, đường viền rõ ràng, bề mặt nhẵn, không viêm, không ngứa.
    4. Người thường xuyên sử dụng thuốc tránh thai và phụ nữ mang thai thì trên mặt sẽ xuất hiện “đốm thai kỳ”, đây cũng là một loại nám da.
    5. Phụ nữ bị nám da đa phần đều có kinh nguyệt không đều, căng tức ngực trước kỳ kinh hoặc các bệnh mãn tính.

    Mở rộng
  • Đặng An Bình
    Đặng An Bình
    Chia sẻ
    Báo cáo xấu

    Tàn nhang và nám da có những điểm khác biệt sau:

    1. Vị trí phân bố khác nhau: tàn nhang xuất hiện trên bề mặt da, còn nám da thì nằm sâu trong da.
    2. Nguyên nhân hình thành khác nhau: tàn nhang là do ảnh huởng của các yếu tố vật lý rõ ràng, bị tác động bởi ánh sáng mặt trời; còn nám da đa số xuất hiện ở phụ nữ mang thai, khi nội tiết tố nữ có nhiều thay đổi.
    3. Đặc điểm phân bố khác nhau: tàn nhang xuất hiện trên mặt và phân bố rộng rãi, còn nám xuất hiện chủ yếu là ở hai gò má và đối xứng nhau. Ngoài ra, ở một số phụ nữ bị nám da, các đốm sẽ mờ dần theo thời gian.
    Mở rộng
  • Hoàng Ái Nhi
    Hoàng Ái Nhi
    Chia sẻ
    Báo cáo xấu

    Chào bạn, tôi rất vui được giải đáp câu hỏi của bạn.

    1. Nám da là một hiện tượng xuất hiện những mảng màu trên khuôn mặt của bệnh nhân, có thể lớn hoặc nhỏ, nhưng có ảnh hưởng rất lớn đến thẩm mỹ. Nám da hay gặp ở phụ nữ trung niên, thường xuất hiện xung quanh cằm, mũi, trán và quanh miệng, có thể lan rộng ra toàn bộ khuôn mặt. Vết nám xuất hiện ở phần mũi và hai bên cánh mũi, có lúc lan tỏa ra khắp khuôn mặt, tạo thành hình dạng giống như cánh bướm, vì vậy nó có tên gọi khác là "đốm bướm" hay “nám cánh bướm”. Tây y cho rằng nám chủ yếu là do rối loạn nội tiết và ngộ độc mãn tính. Nhưng nguyên nhân chủ yếu của chứng bệnh này là do sử dụng các loại mỹ phẩm kém chất lượng, tạo thành các sắc tố bên trong da, một số sản phẩm có chứa lượng hormone và kim loại nặng vượt quá tiêu chuẩn, khi sử dụng thời gian dài gây ra ảnh huởng lớn cho da; bên cạnh đó thì tinh thần và cảm xúc cũng là yếu tố ảnh huởng đến da . Tâm trạng không tốt sẽ ảnh hưởng đến chất luợng giấc ngủ từ đó ảnh huởng đến tinh thần và đây cũng là nguyên nhân gây nám.
    2. Tàn nhang là tình trạng xuất hiện các đốm màu do tiếp xúc với tia cực tím. Bình thường, khi da tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, bức xạ tia cực tím khiến một loạt các tế bào trong lớp hạ bì giải phóng histamine, serotonin, kinin và các chất trung gian gây viêm khác, làm mở rộng và tăng khả năng thẩm thấu của các mạch máu trong lớp hạ bì. Sắc tố da sau khi tiếp xúc với ánh nắng tạo nên các đốm sậm màu, chúng ta gọi đó là tàn nhang. Vì vậy, để ngăn ngừa và loại bỏ tàn nhang, chúng ta cần áp dụng các biện pháp bảo vệ da, giảm tác động của ánh nắng mặt trời để ngăn ngừa tàn nhang mới xuất hiện và cũng để hạn chế sự phát triển của các tàn nhang đã hình thành; bên cạnh đó, chúng ta cũng cần điều trị tàn nhang để mang lại làn da đều màu và thẩm mỹ!
    Mở rộng
  • Vũ Ái Thy
    Vũ Ái Thy
    Chia sẻ
    Báo cáo xấu
    • Nám da

    Nám da còn được gọi là "đốm đen", "đốm gan", "đốm bướm". Có nhiều nguyên nhân gây ra nám da trong đó rối loạn nội tiết, yếu tố di truyền và tia cực tím là nguyên nhân chính; Ngoài ra, mang thai, hàm lượng đồng trong huyết thanh, viêm gan A và B, viêm túi mật, rối loạn chức năng tyrosine, thuốc có độc tính quang học, mỹ phẩm và tâm trạng thất thường cũng là nguyên nhân gây ra nám da.

    Vị trí: Trán, má, mũi, quanh mắt ...

    Màu sắc và hình dạng: nâu nhạt, nâu cà phê hoặc đen, hình dạng là hình cánh bướm hoặc từng mảng, to nhỏ không giống nhau, đường viền rõ ràng, hình dạng không cố định, không nổi lên trên bề mặt da, thường đối xứng ở hai bên má.

    Trong đó, không thể không nhắc đến một loại nám da – đó là nám chì-thủy ngân, loại nám này là do sử dụng các sản phẩm chăm sóc da có chứa nhiều kim loại hóa học như chì và thủy ngân hoặc là các hương liệu phụ gia trong thời gian dài, da sẽ bị tổn thương và hình thành nên các đốm có sắc tố. Các đốm này thường phân bố ở dưới mắt, sau khi điều trị khỏi vẫn rất dễ tái phát. Vì vậy, bạn đừng bất chấp bôi những thứ có nguồn gốc không rõ ràng lên mặt nhé, tự mình làm khổ mình đấy.

    • Tàn nhang

    Tàn nhang là do tiếp xúc với ánh nắng mặt trời gây ra. Sau khi phơi nắng, da xuất hiện các đốm đỏ, phù hoặc mụn nước, và các đốm sắc tố vẫn còn sau khi da lành. Tàn nhang dễ xuất hiện ở tuổi 40-50, nhưng cũng có những người mới 20-30 tuổi đã xuất hiện tàn nhang.

    Vị trí: mặt (phổ biến và rõ ràng nhất), mu bàn tay, lưng, ngực, chi trên và chi dưới.

    Màu sắc và hình dạng: chủ yếu là màu nâu sẫm hoặc nâu nhạt, hình bầu dục hoặc từng đốm nhỏ, mịn.

    Mở rộng